Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ là bệnh lý đang có xu hướng gia tăng mạnh mẽ. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến các biến chứng vô cùng nguy hiểm như: hẹp ống sống cổ, bại liệt. Vì vậy bạn không nên chủ quan trước căn bệnh này. Hãy cùng Cango tìm hiểu cụ thể về dấu hiệu nhận biết và phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ này nhé.
Tìm hiểu thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ là gì?
Đốt sống cổ chính là “cầu nối” giữa đầu và xương sống. Bộ phận này gồm bảy đốt sống nối liền với nhau bởi đĩa đệm. Các đốt sống được đánh số lần lượt từ C1 đến C7.
Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ là tình trạng nhân nhầy thoát ra ngoài khiến tủy và dây thần kinh bị chèn ép.
Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ (trượt đĩa đệm vùng cổ) là tình trạng bao xơ bị rách khiến nhân nhầy bên trong thoát ra ngoài gây nên bệnh lý chèn ép lên rễ dây thần kinh hoặc lỗ tủy sống. Từ đó các cơn đau nhức vùng cổ hình thành, gây nhiều khó chịu cho cuộc sống sinh hoạt của người bệnh.
>>>Tham khảo thêm: Cách điều trị bệnh đau xương khớp hậu covid hiệu quả nhất
Cách chữa đau xương khớp bằng cây xấu hổ không phải ai cũng biết
Phân loại thoát vị cột sống cổ
Bất kỳ đốt sống cổ nào cũng có thể bị tổn thương và trượt đĩa đệm nhưng thoát vị cột sống cổ phổ biến nhất là C3 C4 và C5 C6:
- Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ C3 C4: tình trạng đĩa đệm ở giữa 2 đốt sống C3, C4 bị rạn nứt khiến lớp dịch tràn ra bên ngoài. Do khu vực đốt sống C3 C4 khá rộng và đây là khu vực cử động nhiều nhất của đầu và cổ nên gánh chịu áp lực nhiều hơn. Người bệnh sẽ phải chịu đau đớn liên tục xung quanh cổ và vai gáy. Nếu không điều trị dứt điểm, bệnh nhân có thể gặp các hệ lụy như: teo cơ, rối loạn cảm giác, hội chứng rễ dây thần kinh,…
- Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ C5 C6: tình trạng lớp nhân nhầy giữa 2 đốt sống cổ C5 C6 bị thoát ra bên ngoài, lớp bao xơ bị trồi lệch. Đốt sống C5 C6 sẽ bị lệch ra khỏi vị trí ban đầu, chèn ép lên tủy sống. Người bệnh phải đối mặt với các biến chứng nguy hiểm như: bại liệt, teo chi, thiểu năng tuần hoàn não,…
Nguyên nhân dẫn đến thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ
Các nguyên do chính dẫn tới căn bệnh thoát vị cột sống cổ bao gồm:
Yếu tố tuổi tác
Tuổi tác là yếu tố quan trọng quyết định sức khỏe xương khớp mỗi người. Theo đó người cao tuổi (>60 tuổi) sẽ đối mặt với nguy cơ mắc bệnh thoát vị cột sống cổ cao hơn. Do lúc này xương khớp đã bị bào mòn, khô và dễ rạn nứt.
Làm việc sai tư thế khiến đốt sống cổ bị tổn thương
Mang vác nặng sẽ khiến đĩa đệm vùng cổ bị tổn thương.
Tư thế làm việc cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe xương khớp vùng cổ:
- Nghiên cứu đã chỉ ra nhân viên văn phòng, lái xe,… những nghề thường xuyên ngồi 1 chỗ lâu, ít vận động có nguy cơ mắc bệnh cao.
- Bên cạnh đó những người làm nghề bốc vác, xây dựng,… mang vác vật nặng cũng dễ khiến dây thần kinh ở cổ bị chèn ép.
- Trong quá trình học tập, làm việc nếu ngồi gù lưng sai tư thế, dần dần bạn cũng sẽ mắc các bệnh thoát vị, thoái hóa cột sống cổ.
Yếu tố di truyền
Nếu gia đình có người bị mắc bệnh đốt sống cổ thì khả năng rất cao bạn cũng có thể bị thoát vị đĩa đệm. Hãy cảnh giác, thường xuyên đi thăm khám để chủ động bảo vệ sức khỏe xương khớp bản thân.
Lối sống kém khoa học gây ra thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ
Chế độ ăn không khoa học, thường xuyên sử dụng chất kích thích khiến sức khỏe người bệnh giảm sút. Ăn uống sinh hoạt không điều độ khiến mất kiểm soát cân nặng, béo phì cũng gây áp lực lên các đốt sống và gây bệnh thoát vị đĩa đệm.
Biểu hiện bệnh thoát vị cột sống cổ
Nếu có 1 trong những triệu chứng dưới đây, bạn cần thăm khám bác sĩ ngay để được chẩn đoán kịp thời:
- Xuất hiện cơn đau nhói ở phần sống cổ, phía sau đầu và gáy. Mức độ và tần suất cơn đau có thể khác nhau giữa từng người bệnh. Nhưng dần dần cơn đau sẽ lan xuống vùng bả vai, thắt lưng,… khiến người bệnh khó chịu, ê ẩm cả ngày.
- Thực hiện các cử động vùng đầu cổ gồm: cúi đầu, xoay cổ, ngửa cổ,… khó khăn. Cơn đau rõ rệt hơn mỗi khi vận động mạnh vùng đầu cổ, cơn đau giảm bớt khi người bệnh nghỉ ngơi.
- Cảm giác tê bì chân tay do chức năng tuần hoàn máu bị giảm sút. Tình trạng tê tay chân nghiêm trọng hơn khi người bệnh làm các nghề vận động nhiều như bốc vác, lái xe, văn phòng,…
- Mệt mỏi, khó ngủ, thậm chí là mất ngủ vì không thể tìm được tư thế nằm ngủ bớt đau, thoải mái nhất.
- Một số biểu hiện khác gồm táo bón, đau 1 bên lồng ngực, khó thở,… những xuất hiện không thường xuyên.
Đau nhức vùng đốt sống cổ là biểu hiện thoát vị đĩa đệm cột sống cổ.
Các phương pháp điều trị bệnh hiệu quả nhất
Điều trị thoát vị cột sống cổ như thế nào để khỏi dứt điểm là băn khoăn của rất nhiều người bệnh. Theo các chuyên gia y tế, để điều trị hiệu quả thì bạn cần phối hợp linh hoạt nhiều phương pháp bao gồm:
Thuốc cho người bệnh thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ
Với người bệnh bị thoát vị cột sống cổ giai đoạn nhẹ, bác sĩ sẽ chỉ định dùng các loại thuốc giảm đau và thuốc kháng viêm không chứa steroid (NSAID). Tuân thủ theo đơn thuốc của bác sĩ sẽ giúp các cơn đau giảm đáng kể. Bạn lưu ý không tự ý phối hợp thuốc trong toa với bất kỳ loại thuốc nào khác cũng như không tự tăng giảm liều lượng thuốc.
Phương pháp phẫu thuật
Dựa theo số liệu thống kê chỉ có khoảng 5% người bệnh thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ nặng cần đến biện pháp phẫu thuật. Thời gian hồi phục sau phẫu thuật khoảng từ 2 – 6 tuần tùy theo cơ địa từng người. Phương pháp này có chi phí tương đối cao so với dùng thuốc Tây và tập vật lý trị liệu.
Vật lý trị liệu cho bệnh nhân thoát vị cột sống cổ
Các bài tập giúp giảm đau, hồi phục chức năng vận động vùng cổ.
Bệnh nhân có thể áp dụng các bài tập vật lý trị liệu như xoay cổ, tập với bóng, kéo đẩy cổ,… để cải thiện chức năng vận động vùng cổ và giảm đau. Bạn lưu ý bài tập cần có sự tham vấn của bác sĩ chuyên môn để tránh gây tổn thương cho vùng cơ cổ. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng thêm các biện pháp trị liệu nhằm thư giãn, giảm áp lực vùng vai gáy như:
- Chườm ngải cứu, tắm bùn nóng giúp giảm đau hiệu quả, chống co cứng cơ đồng thời đẩy mạnh quá trình chuyển hóa dinh dưỡng.
- Liệu pháp laser làm mềm các vùng cơ đang căng cứng ở vai gáy, kháng viêm và giúp tái tạo tổ chức.
- Liệu pháp sóng ngắn: tạo nhiệt chống phù nề, xoa dịu các vùng cơ xương khớp sưng đau hữu hiệu.
Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ nên ăn gì?
Điều trị tại nhà cũng đóng vai trò quan trọng trong việc người bệnh thoát vị cột sống cổ phục hồi nhanh hay chậm. Bạn cần xây dựng chế độ nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế mang vác vật nặng. Về chế độ ăn, bạn cần lưu ý các nguyên tắc sau:
- Tăng cường các thực phẩm giàu canxi như: sữa tươi, cải bó xôi, cá hồi, vừng,…
- Chất xơ cũng giúp làm sạch đường ruột, kiểm soát cân nặng từ đó giảm áp lực cơ thể lên đĩa đệm. Do đó bạn hãy bổ sung thêm các loại trái cây, rau củ, rong biển,… trong bữa ăn.
- Hạn chế ăn món chiên xào dầu mỡ, bánh mì trắng, sữa nguyên kem cũng như giảm rượu bia và chất kích thích.
- Các loại thịt đỏ như thịt dê, thịt bò,… cũng khiến sụt giảm lượng canxi trong xương nên hạn chế ăn.
Phòng bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ hiệu quả nhất
Để phòng tránh thoát vị đốt sống cổ, bạn cần xây dựng cho mình 1 kế hoạch làm việc và nghỉ ngơi hợp lý. Không ngồi 1 chỗ quá lâu, hãy đứng dậy vận động để tránh các cơn đau lưng, đau vai gáy. Không lao động quá sức, tránh gây tổn thương lên vùng đốt sống cổ.
Điều chỉnh chế độ ăn lành mạnh đảm bảo đủ 4 nhóm dinh dưỡng để cơ thể luôn khỏe mạnh. Bạn nên hạn chế tinh bột, các món ăn cay nóng nhiều dầu mỡ để giảm nguy cơ béo phì gây chèn ép đĩa đệm đốt sống cổ. Tập thể dục đều đặn khoảng 30 phút mỗi ngày cũng giúp bạn kiểm soát tốt nhất trọng lượng cơ thể.
Đừng quên bồi bổ thêm thực phẩm chức năng để chăm sóc sức khỏe xương khớp. Hiện nay các sản phẩm xương khớp có rất nhiều trên thị trường nhưng không phải hãng nào cũng chất lượng. Bạn cần chọn những thương hiệu uy tín với giấy phép rõ ràng.
Sản phẩm xương khớp Cango được truyền hình HTV9 đưa tin và rất nhiều chuyên gia đánh giá cao sẽ là lựa chọn tuyệt vời cho bạn. Cango áp dụng công nghệ tiên tiến từ Mỹ vào hoạt chất Ayuflex mang lại hiệu quả giảm đau, hỗ trợ phục hồi sụn khớp gấp 16 lần các phương pháp khác. Sản phẩm bào chế dạng nước nên rất tiện dụng, có thể uống mọi lúc mọi nơi mà không cần pha chế gì. Những bệnh nhân đang đối mặt với thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ hoặc các bệnh xương khớp khác, những người muốn sở hữu xương khớp chắc khỏe đều nên sử dụng Cango.
Trên đây là những thông tin về thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ và phương pháp điều trị bệnh hiệu quả. Chúc bạn luôn có được sức khỏe dồi dào, xương khớp dẻo dai để tận hưởng cuộc sống!