Thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh là tiến triển nặng của thoát vị đĩa đệm. Căn bệnh phổ biến với người tuổi hay những người phải lao động nặng. Thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh nếu không điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng lớn đến cuộc sống người bệnh. Vì vậy, mọi người nên tìm hiểu, nắm được những thông tin cơ bản và cần thiết nhất liên quan đến căn bệnh này.
Thoát vị đĩa đệm chèn ép dây thần kinh gây ra những cơn đau dữ dội
Thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh là gì?
Thoát vị đĩa đệm là tình trạng đĩa đệm bị lệch, trượt do chấn thương, tai nạn hay thoái hóa… các nhân nhầy của đĩa đệm lệch ra khỏi vị trí ban đầu chèn ép cả các dây thần kinh gần đó gây nên thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh.
Khi đĩa đệm trượt khỏi khớp, đè lên dây thần kinh được xem là tình trạng nặng hơn của thoát vị, nó có thể gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe người bệnh.
Thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh gây cho người bệnh nhiều đau đớn
Dấu hiệu khi bị thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh
Dưới đây là các dấu hiệu nhận biết thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh mà bạn cần hết sức lưu ý:
- Thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh thường gây đau, tê và ngứa ran. Vị trí xuất hiện của các triệu chứng này phụ thuộc vào vị trí của rễ thần kinh bị chèn ép
- Đau tê, nhức mỏi vùng vai gáy, sau một thời gian xuất hiện thêm tình trạng đau dọc dây thần kinh, cơn đau từ từ lan rộng xuống
- Đau âm ỉ, nhức mỏi vùng hông hoặc thắt lưng, sau đó cơn đau sẽ chạy dọc xuống theo dây thần kinh đến các phần đùi, cẳng, bàn chân
- Giảm khả năng vận động, đau nhức, tê mỏi mỗi lần vận động
- Rối loạn đại tiểu tiện, hội chứng này xảy ra khi các rễ thần kinh vùng thắt lưng bị tổn thương dẫn tới rối loạn đóng mở cơ vòng hậu môn cũng như cơ thắt bàng quang.
- Dây thần kinh bị tổn thương do sự chèn ép trong thời gian dài có thể gây rối loạn vận động dẫn tới yếu cơ thậm chí liệt cơ.
Nguyên nhân dẫn đến thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh
Thoái hóa cột sống
Thoái hóa cột sống là 1 trong những nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh. Tuổi tác càng cao, thoái hóa cột sống càng dễ xảy ra. Khi thoái hoá cột sống, cấu trúc của cột sống bị mất ổn định, đĩa đệm không còn giữ được kết cấu vững chắc ban đầu mà trở nên suy yếu, dẫn đến thoát vị rồi chèn lên dây thần kinh.
Chấn thương
Chấn thương do vận động hay tai nạn có thể ảnh hưởng nặng nề đến cột sống, gây ra thoát vị địa đệm chèn dây thần kinh. Các chấn thương tác động nghiêm trọng đến cấu trúc đĩa đệm, khiến bao cơ xơ bên ngoài bị hao mòn và yếu dần đi.
Béo phì
Vấn đề thừa cân, béo phì cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh. Khi trọng lượng vượt qua sức chịu đựng khiến cột sống chịu nhiều áp lực, bào mòn hệ cơ xương khớp dẫn đến các cơn đau và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng vận động.
Yếu tố di truyền
Người trong gia đình có thành viên bị thoát vị đĩa đệm cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người bình thường.
Nhiều nguyên nhân dẫn đến thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh
Cách điều trị thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh
Thoát vị địa đệm chèn dây thần kinh là giai đoạn bệnh nguy hiểm, nếu không được điều trị sớm có thể dẫn đến bại liệt, do đó người bệnh cần phải được điều trị nhanh chóng và kịp thời.
Sử dụng thuốc tây để điều trị thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh
Biện pháp làm dịu cơn đau nhanh chóng đó là sử dụng thuốc tân dược, một số nhóm thuốc được chỉ định dùng cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh:
- Các loại thuốc giảm đau chống viêm như paracetamol, meloxicam, diclofenac… rất hiệu quả trong các cơn đau nhẹ hoặc vừa.Nếu bệnh nhân bị đau nặng, bác sĩ có thể cân nhắc sử dụng các thuốc giảm đau mạnh hơn thuộc nhóm opioid hoặc tiêm giảm đau corticosteroids
- Thuốc giãn cơ: myonal, mydocalm… được sử dụng trong trường hợp thoát vị đĩa đệm gây co cứng cơ vùng cạnh cột sống
Thuốc tây thường được sử dụng để điều trị thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh
Điều trị thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh bằng thuốc đông y
Thuốc đông y rất có ích trong việc điều trị thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh
Một số bài thuốc đông y phổ biến trong việc điều trị thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh là:
- Dùng nước cốt lá lốt, uống 2 lần sáng tối sau ăn, sau vài tuần sẽ làm dịu các triệu chứng đau cho thoát vị đĩa đệm
- Dùng lá ngải cứu rang nóng chườm lên vùng bị đau sẽ làm dịu cơn đau một cách hiệu quả
- Các bài thuốc đông y như: Phòng phong, Địa hoàng, Ý dĩ nhân, Quế chi, Tần giao, Hoàng bá, Rễ cỏ xước, Uy linh tiên, có tác dụng phục hồi và bôi trơn sụn khớp
Vật lý – thể dục trị liệu
Song song với việc sử dụng thuốc, người bệnh cũng nên áp dụng các phương pháp vật lý trị liệu để tăng hiệu quả chữa bệnh:
- Tập thể dục: tập các bài tập nhẹ nhàng, yoga,.. sẽ giúp nâng cao sức khỏe, tăng cường độ dẻo dai cho xương khớp, cải thiện tình trạng đau nhức do thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh gây ra.
- Xoa bóp, bấm huyệt: việc bấm huyệt, xoa bóp thường xuyên sẽ kích thích tuần hoàn máu, nuôi dưỡng xương khớp, thư giãn cơ, giảm đau do chèn ép dây thần kinh.
- Châm cứu: phương pháp này giúp người bệnh giảm đau bằng cách sử dụng các kim châm chuyên dụng tác động các huyệt để kích thích cơ thể sản sinh ra hormone endorphin
Châm cứu có tác dụng giảm đau, kích thích tuần hoàn máu
CANGO – Hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh hiệu quả
Cango là lựa chọn đáng tin cậy trong việc hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh. Với sự kết hợp hoạt chất Ayuflex có trong cây Chiêu Liêu cùng các thảo dược tự nhiên được ứng dụng công nghệ Phytosome tiên tiến từ Mỹ. Bên cạnh đó, Cango được chiết xuất hoàn toàn từ dược liệu thiên nhiên nên rất an toàn, lành tính, không có tác dụng phụ. Cango giúp người bệnh nhanh chóng cải thiện sức khỏe xương khớp, đi lại nhanh nhẹn, hoạt bát và tận hưởng trọn vẹn niềm vui trong cuộc sống.
Cango – hiệu quả trong điều trị thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh
Thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh là tình trạng nguy hiểm không thể chủ quan. Khi có các dấu hiệu bất thường, người bệnh hãy thăm khám ngay để chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh tình trạng bệnh tính tiến triển nặng dẫn đến bại liệt.