Thoái hoá khớp: Nguyên nhân, triệu chứng, phương pháp điều trị

Thoái hoá khớp là bệnh lý xương khớp phổ biến ở người cao tuổi vì vậy thường gây ra tâm lý chủ quan cho người bệnh. Tuy nhiên, thoái hoá khớp nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống, sinh hoạt thường ngày. Thậm chí là bại liệt.

Thoái hoá khớp là gì?

Thoái hoá khớp (hay còn có tên gọi tiếng anh là Osteoarthritis hoặc Degenerative arthritis) là tình trạng sụn khớp và xương dưới sụn đang chịu tổn thương. Trong đó, Degenerative là thoái hoá sinh học, còn arthritis là viêm khớp.

Thoái hóa khớp

Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo thêm về định nghĩa thoái hoá khớp sau của GS.TS.TTND Nguyễn Việt Tiến (đang là Trưởng khoa Chấn Thương Chỉnh Hình tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh)  để hiểu rõ hơn về bệnh lý xương khớp này: “Thoái hoá khớp là tình trạng tổn thương sụn khớp và xương dưới sụn, kèm theo là phản ứng viêm, giảm thiểu lượng dịch khớp. Thông thường, khi sụn khớp nguyên vẹn, trơn láng và cấu trúc xương dưới sụn sẽ ở trạng thái ổn định.

Tuy nhiên, khi khớp đã thoái hoá, lúc này sụn khớp cũng sẽ bị bào mòn, xù xì và thậm chí với trường hợp nặng có thể trở ra đầu xương dưới sụn. Đồng thời, lúc đó vùng xương dưới sụn cũng sẽ bị thay đổi cấu trúc kéo theo phản ứng tạo các chất gây viêm nhiễm, dẫn đến xuất hiện các triệu chứng như đau, sưng tấy.

Thoái hóa khớp là gì

Khớp giúp nâng đỡ và giúp các chi, cột sống vận động hàng ngày mà không bị tổn thương nhờ việc làm giảm ma sát giữa hai đầu xương của sụn khớp và dịch khớp. Lâu dần, lớp sụn khớp này sẽ bị thoái hoá theo thời gian, xù xì và mỏng hơn khiến có các khớp không thể hoạt động tốt như trước. Hơn nữa, phần xương dưới sụn từ đó cũng có thể bị thay đổi cấu trúc và hình dạng, xơ hoá, giảm mật độ khoáng và sự bên chắc rõ rệt, bắt đầu xuất hiện các vết nứt nhỏ.

Với các trường hợp thoái hoá khớp nặng, lớp sụn có thể trở nên mỏng đến mức không còn khả năng che phủ toàn bộ đầu xương. Khi đó, các đầu xương dưới sụn sẽ bị cọ sát vào nhau khi vận động, thậm chí còn làm bào mòn lẫn nhau. Lúc này, người bệnh sẽ cảm nhận được rõ sự đau đơn mỗi khi vận động.

Thoái hoá khớp ở các vị trí

Thoái hoá khớp có thể gây ảnh hưởng đến mọi khớp trên cơ thể. Tuy nhiên, sẽ có một số vị trí khớp sẽ chịu ảnh hưởng nhiều hơn như: khớp đầu gối, khớp cột sống, khớp ngón tay, khớp cổ chân, khớp háng, … Thông thường, tình trạng thoái hoá khớp chỉ xảy ra ở 1 khớp hoặc một vài khớp cùng một lúc.

 Thoái hoá khớp gối

Đây là vị trí khớp bị thoái hoá thường gặp nhất. Thoái hoá khớp gối xảy ra khi lớp sụn bao bọc tại đó bị hao mòn, rách hoặc tiêu biến. Phần đầu xương không còn lớp sụn bảo vệ nên khi người bệnh vận động, chúng chà sát vào nhau gây đau đớn, viêm sưng. Ngoài ra, quá trình thoái hoá này còn thúc đẩy sự hình thành của gai xương trên khớp gối có thể kéo theo cả bệnh gai khớp gối và làm tình trạng ngày càng trầm trọng hơn.

Các vị trí dễ bị thoái hóa khớp nhất

 Thoái hoá khớp háng

Ở giai đoạn đầu, người bệnh bị thoái hoá khớp hàng có thể có những cơn đau có nhiều vị trí khác nhau như: háng, đùi, mông hoặc đầu gối. Những cơn đau có thể xuất hiện với cảm giác nhói, buốt hoặc đau âm ỉ, đồng thời người bệnh sẽ bị cứng phần hông. Nên bị thoái hoá khớp ở vị trí này thường khó chẩn đoán hơn.

 Thoái hoá khớp cùng chậu

Các biểu hiện thường gặp nhất khi thoái hoá khớp cùng chậu là đau thắt lưng, hông, có cảm giác tê bì chân nếu ngồi lâu một tư thế. Đây là tình trạng sưng đau ở khớp nối xương cụt, vùng xương nằm dưới cột sống thắt lưng và xương cánh trên. Người bệnh bị thoái hoá khớp cùng chậu có thể bị ở 1 khớp hoặc có thể thoái hoá cả 2 khớp cùng chậu.

 Thoái hoá khớp cổ tay, bàn tay

Thoái hoá khớp vị trí này thường gặp ở người lớn tuổi do lượng máu dùng để nuôi dưỡng các vùng khớp cổ tay, bàn tay và khớp nói chung bị suy giảm dẫn đến tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng ở vùng sụn, làm giảm sức chịu lực trước những tác động liên tục và hàng ngày lên khớp.

 Thoái hoá khớp cổ chân

Thoái hoá khớp cổ chân thường gặp ở những người vận động nhiều đến cổ chân như cầu thủ bóng đá, vận động viên, … và người trên 40 tuổi. Các triệu chứng ban đầu của thoái hoá khớp cổ chân rất mơ hồ và khó nhận biết. Phải đến giai đoạn nặng, người bệnh mới có thể cảm nhận rõ ràng được những cơn đau vùng khớp cổ chân, có cảm giác nặng nề khi vận động và kém linh hoạt. Người bệnh sẽ xuất hiện những cơn đau nhói nếu cố gắng dùng hết sức hoặc có tác động trực tiếp đến vùng khớp đang chịu tổn thương.

 Thoái hoá đốt sống cổ

Khi bị thoái hoá đốt sống cổ, người bệnh gặp tình trạng đau cổ hoặc đau vùng thắt lưng. Do các gai thương đã hình thành dọc theo khớp cột sống (gai cột sống). Điều này sẽ kích thích các dây thần kinh cột sống và gây ra những cơn đau dữ dội, tê, ngứa ran các bộ phận bị ảnh hưởng khác.

Nguyên nhân thoái hoá khớp

Thông thường, sụn khớp sẽ thường xuyên được tái tạo để đảm bảo chức năng của khớp. Tuy nhiên, sau 30 tuổi thì khả năng tái tạo này bị giảm đi và thoái hoá diễn ra nhiều hơn. Thoái hoá khớp chính là sự mất cân bằng giữa tái tạo và thoái hoá. Điều này khiến xương dưới sụn và sụn khớp bị tổn thương. Có một số yếu tố phổ biến tác động đến quá trình thoái hoá này như sau:

Các nguyên nhân chính gây thoái hóa khớp

  Do tuổi tác: Thoái hoá khớp thường xuất hiện ở những người có độ tuổi từ 40. Tuổi càng cao thì tỷ lệ mắc bệnh càng lớn

  Do thừa cân, béo phì: Những người thừa cân, béo phì thường dễ bị thoái hoá khớp, đặc biệt là khớp gối.

  Tổn thương khớp: Các hoạt động bê vác, đi cầu thang, vận động nhiều hoặc quá sức dễ gây tổn thương các khớp.

  Dị dạng bẩm sinh về khớp: Một số người gặp những bất thường bẩm sinh về khớp hoặc xảy ra vào lúc trẻ dễ bị thoái hoá khớp sớm hoặc gặp phải tình trạng bệnh trầm trọng hơn những người bình thường.

  Gen di truyền: Bệnh thoái hoá khớp có liên quan đến gen di truyền.

Triệu chứng thoái hoá khớp

Các triệu chứng thoái hoá khớp thường gặp như:

  Đau nhức: Người bệnh sẽ xuất hiện đau nhức khi vận động và những cơn đau này sẽ âm ỉ hoặc biến mất khi không vận động. Nếu không điều trị sớm, triệu chứng này sẽ tăng nặng và kéo dài hơn gây ra cho người bệnh nhiều phiền toái trong sinh hoạt và vận động.

Các triệu chứng đặc trưng của thoái hóa khớp

  Cứng khớp: Bệnh nhân thoái hoá khớp thường gặp triệu chứng này khi mới thực dậy, lâu không vận động, di chuyển, … và có thể sẽ đi kèm với cơn đau khớp.

  Teo cơ, sưng tấy: Tình trạng thoái hoá kéo dài sẽ dẫn đến sưng tấy, biến dạng khớp và các vùng cơ xung quanh khớp. Đồng thời, khi bị thoái hoá khớp người bệnh sẽ ngại di vận động. Điều này sẽ gây ra tình trạng teo cơ.

Các đối tượng dễ mắc bệnh thoái hoá khớp

Khi nghe đến tên bệnh là “Thoái hoá khớp” chắc hẳn nhiều người sẽ nghĩ đây là bệnh của người lớn tuổi và xảy ra khi cơ thể chung ta bắt đầu vào giai đoạn lão hoá. Tuy nhiên, đựa vào một số khảo sát thực tế cho thấy, bệnh thoái hoá khớp ngày càng trẻ hoá và phổ biến ở nhiều nhóm đối tượng như:

  Người lớn tuổi

  Những người lao động tay chân nặng nhọc và ở mức độ thường xuyên, liên tục

  Những người luyện tập thể thao cường độ cao và có tiền sử gặp chấn thương

  Những người có dị dạng bẩm sinh hoặc từng gặp chấn thương dẫn đến bị biến dạng thứ phát

  Những người thừa cân, béo phì

Thoái hoá khớp nếu không điều trị sớm có nguy hiểm không?

Bệnh thoái hoá khớp nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm như:

Các biến chứng của thoái hóa khớp

  Bệnh Gout: Thoái hoá khớp dẫn đến sự thay đổi ở sụn và khiến hình thành các tinh thể urat natri gây ra tình trạng sưng đau ở khớp và bệnh gout.

  Lo âu, trầm cảm: Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, những cơn đau do thoái hoá khớp có liên hệ mật thiết với chứng lo âu, trầm cảm.

  Tăng cân: Khi gặp những cơn đau, sưng tấy khớp thì người bệnh có xu hướng ngại và ít vận động. Chính điều này sẽ kéo theo nguy cơ tăng cân, béo phì do ít vận động.

  Rối loạn giấc ngủ: Những cơn đau nhức xương khớp sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ của người bệnh và khiến họ khó đi vào giấc ngủ.

  Vôi hoá sụn khớp: Thoái hoá khớp khiến cho các tinh thể lắng đọng trong sụn. Việc vôi hoá sụn khớp có thể gây ra những cơn đau cấp tính và làm cho tình trạng thoái hoá ngày trở nên nặng hơn.

Ngoài ra, còn có các biến chứng thoái hoá khớp khác như:

  Hoại tử xương

  Giòn, gãy xương

  Chảy máu hoặc nhiễm trùng

  Tổn thương gân và dây chằng quanh khớp.

CANGO GIÚP TÁI TẠO , PHỤC HỒI SỤN KHỚP, VẬN ĐỘNG LINH HOẠT

Cango chứa hoạt chất Ayuflex có tác dụng chống viêm, giảm đau mạnh gấp 16 lần so với các sản phẩm thông thường. Đặc biệt, Cango ứng dụng công nghệ Phytosome độc quyền từ Hoa Kỳ vào hợp chất Ayuflex giúp tăng sinh khả dụng, giảm liều lượng, rút ngắn thời gian sử dụng, hiệu quả sau 7 ngày. Hiệu quả đã được chứng minh lâm sàng.

Tác dụng của thực phẩm bảo vệ xương khớp cango

Cango – Giải pháp tối ưu cho xương khớp toàn thân, giúp hỗ trợ:

– Giảm đau xương khớp

– Bảo vệ và tái tạo sụn khớp

– Bảo vệ màng hoạt dịch

– Tăng độ bền và dẻo dai cho khớp

– Làm chậm quá trình thoái hoá khớp

– Ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.

ƯU ĐIỂM VƯỢT TRỘI CỦA CANGO

– Hiệu quả vượt trội, rút ngắn thời gian

Hoạt chất Ayuflex có tác dụng chống viêm, giảm đau mạnh gấp 16 lần, kết hợp với CN Phytosome để tăng sinh khả dụng, giảm liều lượng, rút ngắn thời gian sử dụng, hiệu quả sau 7 ngày.

– Thành phần an toàn cho sức khoẻ

Các thành phần có trong Cango đều đã được kiểm nghiệm bởi Bộ Y Tế và các chuyên gia đầu ngành đảm bảo không gây tác dụng phụ, không phản ứng với các loại thuốc khác, không ảnh hưởng đến dạ dày, tim mạch và có thể sử dụng lâu dài.

– Hoạt chất Auyflex và Công nghệ Phytosome từ Mỹ

Ứng dụng công nghệ hiện đại nhất từ Mỹ với nguồn nguyên liệu cao cấp.

– Chuyên gia khuyên dùng

Sản phẩm đáp ứng các yêu cầu về hiệu quả và an toàn, được các chuyên gia đầu ngành về xương khớp khuyên dùng.

– Tiện dụng, tiết kiệm thời gian và chi phí

Là sản phẩm bảo vệ xương khớp dạng uống đầu tiên tại Việt Nam. Tiện lợi khi sử dụng và có mức giá vô cùng tiết kiệm.

Bạn đang tìm hiểu về sản phẩm hỗ trợ xương khớp Cango? Liên hệ ngay số hotline 0969138500 để được tư vấn trực tiếp nhé!