Thoái hóa khớp vai là bệnh lý xương khớp nguy hiểm khi có thể dẫn đến tê liệt cử động, vôi hóa hoặc nhiễm trùng trong khớp. Tỷ lệ mắc bệnh đang gia tăng ở mức báo động đỏ và có xu hướng trẻ hóa. Vì vậy cùng Cango trang bị ngay cho mình những kiến thức về nguyên nhân, biểu hiện và phương pháp điều trị thoái hóa khớp vai qua bài viết dưới đây:
Tìm hiểu thoái hóa khớp vai là gì?
Trước tiên hãy cùng khám phá về cấu tạo của khớp vai. Khớp vai là khớp hoạt dịch bao gồm: sụn khớp, bao hoạt dịch, bao khớp, khoang khớp đi kèm các gân, cơ và dây chằng. Khớp vai có tần suất cử động thường xuyên nên có nguy cơ thoái hóa cao.
Thoái hóa khớp vai là sụn khớp và mô vai bị tổn thương, suy giảm khả năng vận động.
Thoái hóa khớp vai là tình trạng lớp sụn khớp và mô xương bị bào mòn, cản trở chức năng hoạt động. Kèm theo đó là phản ứng viêm và lượng dịch khớp giảm dẫn đến tê liệt vùng cổ, vai lưng. Bệnh nhiều biến chứng nguy hiểm, suy giảm chất lượng sống và đòi hỏi người bệnh trải qua quá trình điều trị dài hơi để phục hồi được chức năng khớp.
Các triệu chứng thoái hóa khớp vai điển hình
Phát hiện bệnh sớm, điều trị kịp thời sẽ giúp ngăn chặn những hệ lụy nguy hiểm của thoái hóa khớp vai. Vì vậy ngay khi có 1 trong các biểu hiện bệnh sau đây, bạn hãy thăm khám ngay nhé:
- Xuất hiện những cơn đau tại vùng vai, có thể đau âm ỉ hoặc đau dữ dội tùy theo mức độ bệnh của mỗi người. Cơn đau có xu hướng nặng hơn khi vận động mạnh. Lâu dần cơn đau sẽ lan từ đầu vai xuống bả vai, vùng ngực và thắt lưng.
- Khớp vai sưng, tấy đỏ: Khi sờ nắn bạn có thể cảm nhận vùng vai bị sưng và nóng ran.
Biểu hiện điển hình của thoái hóa vai là sưng đau vùng vai, cử động khó khăn.
- Cảm giác khớp vai căng cứng khiến cử động vai bất tiện, thậm chí tê liệt hoạt động vùng vai nếu bệnh trở nặng.
- Khớp vai kêu “lục khục” do thiếu dịch ổ khớp, ma sát giữa các khớp kém. Tiếng kêu to và rõ hơn mỗi khi bạn cử động đột ngột.
- Vận động thiếu linh hoạt: Người bệnh thực hiện các động tác xoay bả vai, nhấc cánh tay, giơ cao tay,… rất khó khăn, gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống. Bệnh càng nặng thì các cơn tê bì diễn ra càng thường xuyên, chức năng vận động càng suy giảm trầm trọng.
- Teo cơ vai: khối cơ và sức cơ giảm rõ rệt. Vai của người bệnh thoái hóa khớp vai sẽ yếu đi, không còn rắn chắc như trước.
Nguyên nhân nào dẫn đến thoái hóa vai?
Dưới đây là các nguyên do chính dẫn đến tình trạng thoái hóa khớp vai:
- Yếu tố tuổi tác: Càng lớn tuổi thì sức khỏe xương khớp càng suy yếu. Nghiên cứu đã chỉ ra bệnh thoái hóa khớp vai thường xảy ra ở người trên 40 tuổi.
- Cấu trúc xương kém bẩm sinh: Một số người có các dị tật xương khớp từ nhỏ dễ dẫn đến trật khớp vai, thoái hóa vai.
- Chấn thương trong quá trình tập luyện thể thao, làm việc: Các vận động viên tập luyện quá sức hoặc người lao động mang vác nặng có thể dẫn đến những tổn thương khớp vai. Lâu dần xương sụn khớp vai bị bào mòn nặng nề mà không được điều trị kịp thời sẽ chuyển thành viêm khớp vai, thoái hóa vai.
- Chế độ sinh hoạt không lành mạnh: vận động ít, lười tập thể dục thể thao, sử dụng nhiều các chất kích thích hay chế độ ăn thiếu chất… cũng là nguyên nhân dẫn đến thoái hóa.
- Yếu tố giới tính: Nghiên cứu chỉ ra rất nhiều nữ giới mắc bệnh thoái hóa vai bởi sự thay đổi nội tiết tố nữ.
Cách điều trị thoái hóa khớp vai tốt nhất
Người bệnh thoái hóa vai cần kết hợp giữa các phương pháp điều trị nội khoa và ngoại khoa để mang lại hiệu quả cao nhất, sớm phục hồi chức năng khớp vai. Tùy theo mức độ bệnh nặng nhẹ mà bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện các biện pháp khác nhau:
Điều trị thoái hóa khớp vai tại nhà
Chườm nóng/ chườm lạnh giúp hạn chế những cơn đau do thoái hóa.
Với bệnh nhân bị thoái hóa vai nhẹ, chức năng vận động chưa bị ảnh hưởng thì có thể thực hiện chăm sóc tại nhà gồm:
- Chườm nóng nếu vùng vai bị căng cứng, cử động khó khăn.
- Chườm lạnh trong trường hợp vai tấy đỏ, sưng nóng.
- Hạn chế các hoạt động thể chất, dành nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn.
- Xây dựng chế độ ăn đầy đủ 4 nhóm dinh dưỡng: chất đạm, chất béo, tinh bột, vitamin và khoáng chất. Tăng cường rau xanh, các loại cá giàu omega và các loại hạt dinh dưỡng.
Phương pháp vật lý trị liệu cho người thoái hóa vai
Các bài tập vật lý trị liệu cho người bệnh sẽ được sắp xếp từ nhẹ đến nặng giúp phục hồi chức năng cử động của vai. Bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên môn về bài tập phù hợp nhất với mình. Các bài vật lý trị liệu vai thông dụng bao gồm:
- Co duỗi vai: cải thiện sự linh hoạt của cơ vai và cả các mô cơ xung quanh
- Xoay bả vai: giảm căng cứng cơ vai, phục hồi khả năng vận động tối ưu
- Tập Aerobic nhẹ nhàng: đẩy mạnh lưu thông máu, giảm sưng tấy phù nề vùng vai và cải thiện khả năng hoạt động của khớp vai.
Thoái hóa khớp vai uống thuốc gì?
Người bệnh có thể được bác sĩ kê đơn cho 1 số loại thuốc giảm đau để hạn chế những cơn đau. Bên cạnh đó là các loại thuốc chống viêm để ngăn ngừa các viêm nhiễm trong khớp và thuốc giãn cơ để giảm tình trạng căng cứng teo cơ. Bạn cần tuân thủ tuyệt đối theo đơn thuốc của bác sĩ, không tự ý tăng giảm liều lượng để không ảnh hưởng đến kết quả điều trị.
Bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thoái hóa khớp vai dùng các loại thuốc giảm đau, giãn cơ,…
Ngoài thuốc dùng đường uống, bác sĩ có thể chỉ định tiêm ngoài màng cứng đối với bệnh nhân bị thoái hóa nghiêm trọng. Trước khi tiêm, bệnh nhân sẽ được siêu âm hoặc soi huỳnh quang để đánh dấu đúng vị trí bị thoái hóa. Hoạt chất sẽ được tiêm vào tĩnh mạch giúp tăng cường hiệu quả giảm sưng đau và cải thiện chức năng vận động.
Biện pháp phẫu thuật thoái hóa khớp vai
.Nếu bệnh nhân đã chăm sóc tại nhà, vật lý trị liệu và dùng thuốc nhưng vẫn không đỡ thì buộc phải tiến hành phẫu thuật. Dưới đây là các loại phẫu thuật thường được áp dụng cho người bệnh tình trạng từ trung bình đến nặng:
- Thay khớp vai nhân tạo: Đây là biện pháp phẫu thuật phức tạp đòi hỏi trình độ chuyên môn cao cũng như quá trình hồi phục lâu dài. Thay khớp vai thường được chỉ định cho người bị thoái hóa khớp Glenohumeral.
- Cắt bỏ xương vai: Phẫu thuật nhằm loại bỏ 1 phần xương ra khỏi khớp vai giúp giảm ma sát, tăng khả năng vận động. Biện pháp này dùng trong điều trị thoái hóa vai AC là chủ yếu.
- Tái tạo sụn: Bác sĩ sẽ thực hiện những vết cắt nhỏ ở phần sụn bị tổn thương để kích thích quá trình phát triển sụn mới.
Phòng tránh thoái hóa vai như thế nào?
Chứng thoái hóa khớp vai hoàn toàn có thể phòng tránh được nếu người bệnh thực hiện theo các lưu ý dưới đây:
- Tập luyện thể dục thể thao vừa sức: Thường xuyên rèn luyện thể dục khoảng 30 phút mỗi ngày rất có lợi cho xương khớp và giúp cải thiện cả sức đề kháng của cơ thể. Hãy chọn những bài tập nhẹ nhàng, vừa sức với bản thân mình.
- Phân bổ thời gian làm việc – nghỉ ngơi hợp lý để tái tạo sức lao động. Tránh làm việc quá sức, mang vác nặng gây ảnh hưởng đến khớp vai.
- Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh hợp lý: 1 số thực phẩm tốt cho xương khớp có thể giảm độ nghiêm trọng thoái hóa vai như: đậu nành, cá hồi, quả óc chó, trứng, các chế phẩm từ sữa,…
- Giảm lượng đường trong máu vì nồng độ glucose cao vô tình kích hoạt phản ứng viêm và đẩy nhanh tốc độ tổn thương mô sụn. Vì vậy bạn nên hạn chế đồ ăn có lượng đường cao như bánh kẹo ngọt, nước hoa quả,…
- Đừng quên bổ sung các sản phẩm hỗ trợ điều trị các bệnh viêm khớp thoái hóa khớp để bảo vệ tốt nhất sức khỏe xương khớp của mình.
Hiện nay sản phẩm xương khớp Cango được hàng nghìn khách hàng sử dụng và nhận được sự đánh giá cao từ chuyên gia. Công nghệ Phytosome từ Mỹ và Hoạt chất Ayuflex giúp tăng hiệu quả giảm đau, phục hồi sụn khớp gấp 16 lần so với các phương pháp thông thường. Sản phẩm được bào chế dạng nước tiện dụng cùng thành phần 100% tự nhiên không phù nề, tích nước hay gây hại dạ dày. Bạn nhất định không nên bỏ lỡ “bước đột phá” trong việc chăm sóc sức khỏe xương khớp này!
Kết luận
Trên đây là các thông tin xoay quanh thoái hóa khớp vai bệnh học. Hy vọng rằng bạn đã nắm được các kiến thức cần thiết để chăm sóc tốt nhất cho khớp vai nói riêng cũng như sức khỏe xương khớp nói chung. Chúc bạn luôn có 1 cơ thể dẻo dai, vận động linh hoạt!