Thoái hoá khớp gối có nên đi bộ không? Và cần lưu ý những gì?

Đi bộ là một hoạt động thể chất đơn giản và đem lại rất nhiều lợi ích. Tuy nhiên, đối với những người bị thoái hoá khớp gối thường xuất hiện hiện tượng đau nhức, khó chịu khi đi bộ. Vì vậy, đã có rất nhiều người bệnh thắc mắc rằng, thoái hoá khớp gối có nên đi bộ không? Liệu đi bộ có làm cho tình trạng thoái hoá khớp gối nghiêm trọng hơn không? Cùng Cango Việt Nam tìm hiểu xem người bị thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không? Và cần phải lưu ý những gì nhé!

Thoái hoá khớp gối là gì? Có nguy hiểm không

Thoái hoá khớp gối là một dạng viêm khớp phổ biến và gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Tình trạng này xảy ra khi lớp sụn (lớp đệm tự nhiên giữa các khớp) khu vực đầu gối bị mòn, thoái hoá. Lúc này, đầu xương cọ sát với nhau mà không có lớp đệm dẫn đến hiện tượng cứng, đau, sưng và có tiếng kêu lục cục khi di chuyển. Thoái hoá khớp gối nếu để lâu không điều trị có thể tiến triển thành gai xương đầu gối. Bệnh thoái hoá khớp gối thường xuất hiện phổ biến ở người cao tuổi. Tuy nhiên, hiện nay, do lối sinh hoạt kém khoa học khiến cho căn bệnh này có xu hướng trẻ hoá ngày càng đáng lo ngại.

Thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không

Thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không

Có thể thấy, do lớp sụn bao bọc 2 đầu xương gối bị màu mòn nên khi đi bộ sẽ khiến người bệnh đau đớn, sưng tấy. Vì thế, đã có người bệnh cho rằng hoạt động đi bộ sẽ làm gia tăng mức độ tổn thương của khớp gối khiến cho tình trạng bệnh trở nên tệ hơn. Tuy nhiên, không phải người bệnh nào cũng biết rằng, các hoạt động thể chất đơn giản như đi bộ là giải pháp hiệu quả giúp các triệu chứng bệnh thoái hoá khớp gối thuyên giảm.

Có thể giải thích một cách dễ hiểu rằng, khớp gối bao gồm phần xương và phần sụn khớp. Khác với các bộ phận khác, chúng cần mạch máu nuôi dưỡng thì sụn khớp nhận các dưỡng chất cần thiết và được nuôi dưỡng dựa vào dịch khớp. Vì vậy, khi đi bộ hay thực hiện các hoạt động thể chất sẽ giúp khớp được vận động và nhận đủ chất dinh dưỡng để duy trì các chức năng vốn có. Hơn nữa, việc đi bộ còn giúp sụn khớp giảm ma sát và làm chậm quá trình thoái hoá.

Người bệnh bị thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không

Ngoài ra, đi bộ còn mang lại nhiều lợi ích sức khoẻ khác cho người bệnh như:

–   Tăng cường sức mạnh cơ bắp chân: Khi cơ bắp chân khoẻ hơn thì sẽ có khả năng san sẻ một phần áp lực với khớp gối từ trọng lượng của cơ thể. Từ đó, những cơn đâu khớp gối của người bệnh cũng có thể thuyên giảm đi.

–   Giúp giảm cân: Việc đi bộ giúp giảm cân khá hiệu quả. Và các nghiên cứu thực tế cũng chỉ ra rằng, cứ mỗi pound (tức 0,45 kg) được giảm đi cũng sẽ giúp áp lực đè lên đầu gối giảm đi 4 lần.

–   Đi bộ còn giúp người thoái hoá khớp gối tăng cường máu lưu thông, ngủ ngon hơn và giảm thiểu mệt mỏi, lo âu.

Người bệnh thoái hoá khớp gối cần lưu ý những gì khi đi bộ?

Để hoạt động đi bộ được diễn ra một cách thuận lợi và an toàn thì người bệnh thoái hoá khớp gối nên chú ý những điều sau:

Lựa chọn địa điểm luyện tập phù hợp

Người bệnh thoái hoá khớp gối nên chọn những con đường bằng phẳng, thông thoáng, ít xe cộ như công viên, vỉa hè, … để đi bộ.

Thoái hóa khớp gối nên lựa chọn địa điểm đi bộ dễ dàng

Thời gian tập luyện tốt nhất

Sáng sớm và buổi tối là những thời gian để luyện tập tốt nhất trong ngày. Bên cạnh đó, việc đi bộ vào buổi sáng không chỉ giúp xương khớp dẻo dai mà còn tăng khả năng tập trung của người bệnh và giúp thuyên giảm những cơn đau khớp gối trong ngày hiệu quả. Đối với việc đi bộ buổi tối, người bệnh sẽ được cải thiện giấc ngủ và giảm tình trạng cứng khớp khi thức dậy vào buổi sáng ngày hôm sau.

Chú ý tăng cường độ tập luyện từ từ

Người bệnh nên bắt đầu đi bộ chỉ với 5 phút mỗi ngày. Sau đó, khi đã quen với việc đi bộ thì người bệnh có thể tăng dần lên 10 phút, 15 phút. Và thời gian đi bộ lý tưởng dao động 30 – 60 phút mỗi ngày.

Sử dụng giày và quần áo thoải mái cho vận động

Việc lựa chọn giày và quần áo thoải mái rất quan trọng trong quá trình luyện tập. Và có một lời khuyên để chọn mua được giày vừa chân nhất thì người bệnh nên mua giày vào chiều tối. Vì tại thời điểm này thì bàn chân có xu hướng to hơn so với buổi sáng.

Chia sẻ với người thân về thời gian, địa điểm đi bộ

Người bệnh thoái khớp gối nên chia sẻ lịch trình luyện tập hoặc tốt nhất là nên đi bộ cùng người thân để tránh những rủi ro có thể xảy ra.

Ngoài những điều trên, người bệnh thoái hoá khớp gối khi đi bộ cũng nên chú ý đến số bước chân, kiểm tra nhịp tim để kiểm soát tốc độ và đừng quên khởi động nhẹ nhàng từ 5 đến 10 phút trước khi bắt đầu đi bộ.

Cango – Giải pháp tối ưu cho người bệnh thoái hoá khớp gối

Nhờ ứng dụng công nghệ Phytosome độc quyền từ Hoa Kỳ vào hoạt chất Ayuflex, Cango là sản phẩm hỗ trợ xương khớp dạng nước đầu tiên tại Việt Nam được các chuyên gia đầu ngành khuyên dùng nhờ có các ưu điểm vượt trội sau:

Sản phẩm xương khớp Cango lựa chọn tối ưu cho người bị thoái hóa khớp gối

–    Mang lại hiệu quả vượt trội, rút ngắn thời gian hỗ trợ điều trị: Giúp đẩy lùi tình trạng tê tay, tê chân hiệu quả chỉ sau từ 7 ngày sử dụng.

–    Thành phần an toàn cho sức khoẻ người bệnh

–    Hiệu quả của sản phẩm xương khớp dạng nước Cango đã được chứng minh lâm sàng bởi viện nghiên cứu Natreon Hoa Kỳ

–     Thiết kế tiện dụng giúp tiết kiệm thời gian và chi phí.

Cango Việt Nam hi vọng rằng qua bài viết trên có thể giải đáp thắc mắc “Người bệnh thoái hoá khớp gối có nên đi bộ không?” Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về bệnh thoái hoá khớp gối và phương pháp điều trị phù hợp thì hãy liên hệ ngay số hotline 0969138500 để được chuyên viên Cango tư vấn cụ thể và hoàn toàn miễn phí nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên hệ tư vấn