Thoái hóa đốt sống cổ là bệnh lý xương khớp thường gặp ở người cao tuổi, nhân viên văn phòng hoặc người lao động khuân vác nặng. Nếu không điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh có thể biến chững dẫn đến thoát vị đĩa đệm, hẹp ống sống, thậm chí là tê liệt vùng cổ. Chế độ ăn là 1 yếu tố quan trọng giúp phát huy hiệu quả của quá trình điều trị bệnh. Vậy thoái hóa đốt sống cổ nên ăn gì và kiêng gì? Mời bạn cùng lắng nghe chia sẻ từ chuyên gia Cango Việt Nam qua bài viết dưới đây:
Giải đáp: Thoái hóa đốt sống cổ nên ăn gì?
Thoái hóa đốt sống cổ cần chế độ ăn khoa học để tăng cường hiệu quả điều trị.
Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc hay các phương pháp châm cứu, vật lý trị liệu thì chế độ ăn cũng đóng vai trò tối quan trọng. Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng khoa học sẽ giúp giảm nhẹ các triệu chứng bệnh đồng thời làm chậm tiến trình thoái hóa của cột sống. Vậy thoái hóa đốt sống cổ nên ăn gì theo nhận định của chuyên gia xương khớp? cùng khám phá ngay sau đây:
Các loại cá béo
Các loại cá béo như: cá tuyết, cá trích, cá hồi, cá thu cá mòi, cá cơm biển… rất giàu omega 3. Đây là 1 loại axit béo tự nhiên có công dụng kháng viêm, ức chế sự phát triển của các khu vực đang sưng viêm. Bạn nên ăn các món chế biến từ cá khoảng 3 lần trên 1 tuần. Tuy nhiên những người có cơ địa dị ứng hải sản nên thận trọng khi dùng thực phẩm này.
Các loại cá giàu omega 3 rất tốt cho người bệnh thoái hóa đốt sống cổ.
Thoái hóa đốt sống cổ nên ăn gì? Nước hầm xương
Nghiên cứu đã chỉ ra trong nước hầm xương (xương ống, xương sụn của bò, lợn) chứa hàm lượng lớn chất glucosamin và chonroitin. 2 thành phần này giúp củng cố lớp sụn giữa các đốt sống, giảm thiểu tình trạng thoái hóa đồng thời giúp cột sống vận động linh hoạt hơn.
Danh sách các thực phẩm giàu canxi
Canxi là thành phần tái tạo nên các tế bào xương và phục hồi những tổn thương ở khu vực thoái hóa. Vì vậy bệnh nhân thoái hóa đốt sống cổ nên ăn gì? thì chắc chắn không thể thiếu các thực phẩm giàu canxi được. Người bệnh nên cung cấp đủ 1200mg canxi cho cơ thể mỗi ngày. Bạn cần ưu tiên list thực phẩm sau đây:
- Các loại hải sản có vỏ như: tôm, ốc, cua, sò điệp,…
- Các loại cá nước mặn như cá mòi, cá thu, cá hồi,…
- Sữa và các chế phẩm từ sữa: phô mai, bánh sữa,..
- Các loại hạt đậu
Thoái hóa đốt sống cổ nên ăn gì? Nên ăn nấm
Nấm là thực phẩm có hương vị thơm ngon, dễ dàng chế biến thành nhiều món ăn và đặc biệt tốt cho sức khỏe. Với bệnh thoái hóa đốt sống cổ, nấm là nguồn vitamin D2 phong phú giúp tăng cường tổng hợp canxi. Đồng thời ăn nhiều nấm còn giúp giảm triệu chứng viêm, tê bì vùng cổ và các chi ở bệnh nhân xương khớp.
Nấm chứa nhiều D2 giúp tăng cường tổng hợp canxi cho cơ thể.
Rau xanh và trái cây có lợi cho bệnh nhân thoái hóa
Chắc hẳn rất nhiều người bệnh đang ngạc nhiên vì sao rau xanh và trái cây lại có lợi cho người bệnh thoái hóa đốt sống cổ? Nghiên cứu chỉ ra rằng nhóm thực phẩm này không chỉ cung cấp chất xơ mà còn giàu vitamin khoáng chất giúp tăng cường sụn khớp, đẩy lùi các cơn đau và hiện tượng bào mòn ổ khớp. Dưới đây là những thực phẩm bạn nên bổ sung trong bữa cơm:
- Súp lơ xanh: giúp bảo vệ tế bào xương sụn và đẩy mạnh hoạt động tổng hợp canxi. Cà rốt: giàu vitamin A, E giúp bảo vệ sụn và xương nằm dưới sụn.
- Rau cải thìa: cung cấp nhiều vitamin A, C, acid folic và sắt giúp đốt sống cổ và hệ xương khớp vững chắc hơn.
- Các loại trái cây như chuối tiêu, cam, quýt, táo… giúp bảo vệ cột sống đồng thời tăng cường miễn dịch.
Gia vị giúp kháng viêm giảm đau
Thoái hóa đốt sống cổ nên ăn gì? Bạn đừng bỏ qua các gia vị giúp ức chế các cơn đau do thoái hóa xương khớp gây ra đồng thời làm chậm quá trình sưng viêm:
- Tỏi: chứa sulphur giúp hạn chế các cơn đau, nhức mỏi do thoái hóa đốt sống cổ mang lại. Đồng thời hoạt chất dialyl disulphide trong tỏi còn có tác dụng ức chế sản xuất các enzym hủy hoại sụn. Cùng với đó là Alicin trong tỏi kháng viêm, chống nhiễm khuẩn hiệu quả và tăng cường đề kháng cho cơ thể.
- Gừng: chứa prostaglandin giúp giảm mức độ tần suất của các cơn đau thoái hóa cột sống. Bên cạnh đó gừng còn giúp kháng viêm và kích thích lưu thông máu đến các vùng đang bị tê bì và cần được nuôi dưỡng phục hồi.
Thoái hóa đốt sống cổ nên kiêng gì để nhanh khỏi bệnh?
Bên cạnh việc tìm hiểu thoái hóa đốt sống cổ nên ăn gì, bạn cũng cần lưu ý về các thực phẩm cần kiêng để tránh làm tình trạng bệnh thêm trầm trọng. Dưới đây là danh sách cần tránh để không làm ảnh hưởng đến quá trình điều trị thoái hóa đốt sống cổ:
- Đường: đây là nguyên nhân giải phóng Cytokine làm bùng phát các phản ứng sưng viêm trong cơ thể. Người bệnh thoái hóa đốt sống cổ nên ăn ít đường, bánh kẹo, nước uống ngọt. Bạn có thể thay thế đường bằng các chất tạo ngọt tự nhiên như siro, mật ong, thốt nốt,…
Ăn nhiều đường sẽ khiến cơ thể giải phóng Cytokine gây sưng viêm.
- Đồ chiên xào nhiều dầu mỡ sẽ làm tăng cholesterol trong máu, cản trở máu lưu thông đến các khu vực bị thoái hóa. Từ đó vùng cơ xương khớp sẽ thiếu dưỡng chất để phục hồi.
- Thịt màu đỏ: tương tự như đồ chiên xào thì thịt đỏ cũng chứa nhiều cholesterol xấu. Ăn nhiều khiến bạn mất kiểm soát cân nặng, cột sống chịu nhiều áp lực hơn cũng như cản trở quá trình phục hồi sụn khớp.
- Rượu bia, thuốc lá: khiến triệu chứng bệnh thoái hóa xương khớp thêm trầm trọng đồng thời cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng ung thư nguy hiểm.
Bên cạnh việc lựa chọn những đồ ăn có lợi và tránh đồ ăn có hại cho sức khỏe, người bệnh thoái hóa đốt sống cổ nên bố sung thêm các thực phẩm chức năng chăm sóc sức khỏe xương khớp. Cango dạng nước là sản phẩm được nhiều người tiêu dùng lựa chọn vì hiệu quả nhanh và an toàn. Công nghệ Phytosome từ Mỹ kết hợp với hoạt chất Ayuflex tăng cường giảm đau, sản xuất dịch khớp gấp 16 lần so với phương pháp khác. Sản phẩm chiết xuất thảo dược tự nhiên nên không gây hại cơ thể dù sử dụng trong thời gian dài.
Hy vọng bài viết đã giúp bạn trả lời câu hỏi “thoái hóa đốt sống cổ nên ăn gì và kiêng gì?” Chúc bạn có 1 chế độ dinh dưỡng hợp lý, nhanh chóng đẩy lùi chứng bệnh thoái hóa và tìm lại cơ thể dẻo dai!