Thoái hoá đốt sống lưng là tình trạng phần sụn khớp tại các đốt sống bị bào mòn theo thời gian và dần mất khả năng bảo vệ các đầu xương. Nên khi người bệnh di chuyển hay vận động sẽ xuất hiện những cơn đau và phát ra tiếng lục cục. Bởi vậy, người bệnh thắc mắc thoái hoá đốt sống lưng có nên đi bộ không? Và nếu đi bộ thì người bệnh cần chú ý những gì? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.
Người bệnh thoái hoá đốt sống lưng có nên đi bộ không?
Tình trạng thoái hoá đốt sống lưng thường xảy ra phổ biến ở vị trí thắt lưng – khu vực thường xuyên vận động do đĩa đệm bị mất nước và co rút lại dẫn đến mất đi sự gắn kết và các chức năng của đĩa đệm. Ở giai đoạn đầu, người bệnh sẽ chỉ cảm nhận được những cơn đau nhẹ và chưa xuất hiện các triệu chứng đặc trưng. Đến khi bệnh tiến triển nặng thì người bệnh sẽ gặp những cơn đau dữ dội và thường xuyên khi di chuyển, gập lưng, cúi người hoặc mang vác vật nặng.
Đi bộ là một bộ môn thể thao rất đơn giản nhưng lại mang đến nhiều lợi ích cho sức khoẻ toàn thân như: kích thích quá trình lưu thông máu lên não, thúc đẩy khoáng chất và giúp xương khớp chắc khoẻ, dẻo dai, … Vì vậy, để hỗ trợ cho quá trình điều trị và phục hồi của sụn khớp thì người bệnh thoái hoá đốt sống lưng có nên đi bộ hàng ngày. Tuy nhiên, cần tìm hiểu về cách đi bộ đúng cách và các lưu ý khi đi bộ để tránh dẫn tới những chấn thương không mong muốn khiến tình trạng bệnh ngày càng trở nên nặng hơn.
Lợi ích của việc đi bộ đối với người thoái hoá đốt sống lưng
Như đã nói ở trên, đi bộ mang lại rất nhiều lợi ích cho người bệnh thoái hoá đốt sống lưng nói riêng và tất cả mọi người nói chung. Cụ thể như:
– Tăng cường cơ bắp: Đi bộ sẽ giúp bạn tăng cường cơ bắp tại các vị trí: tay, chân, hông và thắt lưng. Và khi những cơ bắp vùng này săn chắc sẽ giúp hỗ trợ nâng đỡ trọng lượng cơ thể. Từ đó, giúp giảm áp lực lên cột sống và giúp làm chậm quá trình thoái hoá đốt sống cũng như làm giảm những cơn đau nhức cột sống.
– Tăng đàn hồi tại đĩa đệm: Khi bị thoái hoá đốt sống thì độ đàn hồi của đĩa đệm sẽ giảm. Vì vậy, đi bộ rất tốt cho người bệnh thoái hoá cột sống.
– Tăng cường chất dinh dưỡng cho đĩa đệm: Đi bộ giúp thúc đẩy khoáng chất, kích thích lưu thông màu. Từ đó, đĩa đệm cũng sẽ được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng và làm chậm quá trình thoái hoá.
– Duy trì vóc dáng: Việc đi bộ sẽ giúp bạn giảm cân hiệu quả. Từ đó, giúp giảm trọng lực cơ thể lên xương khớp, điển hình như cột sống lưng. Nên sẽ làm giảm tình trạng thoái hoá cột sống lưng.
– Bên cạnh đó, đi bộ còn mang đến các lợi ích khác đối với cơ xương khớp như: Tăng cường sức mạnh ở cơ bản chân, hông, cẳng chân, …; hỗ trợ cột sống; cải thiện sức khoẻ; …
Một số lưu ý khi đi bộ cho người thoái hoá đốt sống lưng
Để mang lại hiệu quả cao nhất thì người bệnh thoái hoá đốt sống lưng cần ghi nhớ những lưu ý sau khi chạy bộ:
– Người bệnh nên khởi động nhẹ nhàng và thật kỹ càng trước khi đi bộ. Mách bạn một số động tác đơn giản và thông dụng như: xoay khớp cổ tay và cổ chân, xoay đầu gối, xoay khuỷu tay, chạy bộ tại chỗ, … Người bệnh nên khởi động từ 10 đến 20 phút trước khi thực hiện đi bộ để tránh gặp chấn thương trong quá trình tập luyện.
– Với những người mới đi bộ nên đi các bước nhẹ nhàng rồi sau đó mới tăng dần tốc độ và đi với quãng đường dài hơn.
– Chú ý luôn thẳng lưng, thả lỏng vai và đầu hướng về phía trước khi chạy bộ.
– Người bệnh nên lựa chọn giày và quần áo phù hợp, thoải mái.
– Nếu cảm thấy đau hơn sau khi bộ thì người bệnh nên tìm gặp bác sĩ ngay để tìm hiểu nguyên nhân.
Sau bài viết trên, chắc hẳn đã giúp người bệnh giải đáp thắc mắc về việc “Thoái hoá đốt sống lưng có nên đi bộ không?” Có thể thấy, đi bộ mang đến rất nhiều lợi ích đối với tất cả mọi người, không chỉ đối với người bệnh thoái hoá đốt sống lưng. Tuy nhiên, trước khi đi bộ bạn cần nhớ kỹ các lưu ý trên và nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc những người có chuyên môn khi xảy ra các tình huống bất thường nhé!