Bàn tay là một bộ phận quan trọng của cơ thể. Việc đau khớp bàn tay xảy ra có thể do chấn thương hay vận động sai cách, điều này gây ảnh hưởng ít nhiều đến đời sống sinh hoạt của người bệnh. Vậy bạn đừng bỏ qua bài viết này để hiểu thêm về bệnh đau khớp bàn tay và có phương pháp điều trị phù hợp kịp thời nhé!
Bệnh đau khớp bàn tay là bệnh gì?
Bàn tay chúng ta có 27 xương, cơ, dây chằng để giúp cho các hoạt động vận động hàng ngày được linh hoạt. Tình trạng đau khớp bàn tay là do khớp xương bị tổn thương gây ra những cơn đau nhức, tê mỏi trên khắp bàn tay.
Khi bị đau khớp bàn tay lâu ngày có thể dẫn đến thoái hóa khớp bàn tay, sụn đầu xương bị khô cứng và suy giảm chất lượng. Những tổn thương có thể gây ra biến dạng khớp, phù nề khớp, phát triển xương mới. Để kiểm soát tình trạng đau nhức, bạn có thể được bác sĩ chỉ định dùng giảm đau kết hợp với các phương pháp trị liệu không dùng thuốc. Tuy nhiên, nếu cơn đau dai dẳng và tăng mức độ, gây ra những thương tổn, bạn sẽ được bác sĩ chỉ định phẫu thuật khớp bàn tay.
Nguyên nhân dẫn đến đau khớp bàn tay
Chấn thương gây ra đau khớp bàn tay
Chấn thương là một trong các nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng đau khớp bàn tay. Chấn thương có thể xảy ra do sinh hoạt, vận động mạnh, tai nạn,… Khi người bệnh bị chấn thương sẽ tác động đến sụn khớp, khiến hoạt động của sụn khớp bị thay đổi, sụn khớp mất đi khả năng tự phục hồi, dần dần phá hủy sụn khớp. Ngoài ra, chấn thương sẽ làm cho xương bàn tay bị tổn thương, suy yếu, tăng nguy cơ bị thoái hóa.
Đau khớp bàn tay do bệnh lý
Nhiều bệnh lý có thể gây ra tình trạng đau khớp bàn tay như: Viêm khớp, thoái hóa khớp, hội chứng ống cổ tay, u nang hoạt dịch, bệnh gút,… Các triệu chứng đau của từng bệnh sẽ khác nhau, tuy nhiên đều sẽ ảnh hưởng đến khớp bàn tay. Người bị mắc các bệnh kể trên sẽ gặp khó khăn trong việc cử động và sinh hoạt vì những thương tổn do bệnh lý gây ra.
Đau khớp bàn tay do lão hoá
Tình trạng đau khớp bàn tay thường xảy ra do người bệnh vào độ tuổi lão hóa. Khi tuổi tác càng lớn, quá trình lão hóa diễn ra càng nhanh, từ đó khiến cho hệ thống xương khớp suy yếu, sụn khớp không được bôi trơn, dẫn đến tổn thương gây ra tình trạng đau nhức bàn tay.
Tính chất công việc gây ra đau khớp bàn tay
Đau khớp bàn tay có thể do tính chất công việc. Những người làm việc tay chân nặng nhọc có nguy cơ bị đau nhức hơn. Việc mang vác nặng, duy trì một tư thế hàng ngày khiến các khớp bị chèn ép, gây sức nặng lên các bó cơ dẫn tới đau khớp bàn tay. Các khớp khi bị đau lâu ngày sẽ biểu hiện nặng hơn, biến dạng nghiêm trọng hơn.
Các biểu hiện nhận biết bệnh đau khớp bàn tay
- Đau nhức khớp: Đây là triệu chứng phổ biến ở người mắc bệnh đau khớp bàn tay. Người bệnh thường phải chịu đựng cảm giác đau nhức âm ỉ, khó chịu ở các khớp trong tay. Cơn đau càng bùng lên dữ dội khi cầm vật nặng, thời tiết thay đổi, dùng khớp nhiều,…
- Khô và cứng khớp: Nguyên nhân gây ra khô cứng khớp là do dịch khớp bị giảm, sự kết nối, bôi trơn giữa các thành khớp bị bào mòn. Người bệnh cảm thấy khó khăn trong việc uốn hoặc duỗi khớp bàn tay, đặc biệt là vào buổi sáng.
- Gặp khó khăn trong việc vận động bàn tay: Người bị đau khớp bàn tay sẽ cảm thấy khó khăn và đau nhức trong việc vận động. Đau khớp bàn tay khiến các khớp tổn thương, mất đi tính linh hoạt, khó khăn trong việc uốn duỗi, cầm nắm của bàn tay.
- Xuất hiện tiếng kêu trong khớp: Khi người bị đau nhức xương khớp cử động bàn tay sẽ nghe thấy có tiếng kêu lục cục tại các khớp. Âm thanh này là do khớp bị khô cứng, sụn khớp thoái hóa, các xương ma sát vào nhau không có chất bôi trơn dẫn đến đau nhức và phát ra tiếng kêu.
Các phương pháp điều trị đau khớp bàn tay
Với những trường hợp có tình trạng đau khớp bàn tay ở mức độ nhẹ, người bệnh có thể điều trị tại nhà bằng các phương pháp:
- Nghỉ ngơi, tránh vận động mạnh: Khi bị đau khớp bàn tay, người bệnh cần tránh vận động bàn tay quá nhiều. Trong giai đoạn đau nhức, người bệnh tuyệt đối không mang vác nặng, tránh gây thêm thương tổn cho vết thương, làm mất khả năng vận động.
- Chườm nóng: Chườm nóng là phương pháp phổ biến trong điều trị đau khớp bàn tay. Nhiệt độ cao khi chườm nóng sẽ giúp giảm đau, giảm sưng, kích thích tuần hoàn máu. Chườm nóng còn có tác dụng thư giãn, làm mềm, đẩy nhanh tiến độ phục hồi sụn khớp.
- Đè ép: người bệnh khi bị đau khớp bàn tay nên sử dụng nẹp hay băng thun để cố định phần bị tổn thương lại. Cách này sẽ giúp hạn chế ảnh hưởng tới khớp, tránh làm biến dạng khớp, hỗ trợ phục hồi tổn thương bên trong khớp.
- Bổ sung dinh dưỡng: Bổ sung dinh dưỡng là điều cần thiết khi người bệnh bị đau khớp bàn tay. Người bệnh nên bổ sung các thực phẩm giàu dinh dưỡng tốt cho xương khớp như cá giàu chất béo, rau xanh, các loại hạt,..
Nếu bệnh tình ngày càng trở nên nặng, các cơn đau trở nên dai dẳng hơn thì lúc này bạn cần đến chữa trị theo yêu cầu của bác sĩ.
- Sử dụng thuốc giảm đau: Khi bệnh nhân bị đau khớp bàn tay, các bác sĩ sẽ kê cho người bệnh một số loại thuốc giảm đau như Paracetamol, Opioid,… Đây là những loại thuốc giúp người bệnh cắt cơn đau nhanh, giảm áp lực cơn đau cho người bệnh,… Tuy nhiên người bệnh không nên lạm dụng thuốc giảm đau tránh gây những tác dụng phụ đến cơ thể.
- Sử dụng thuốc kháng viêm: Thuốc chống viêm không steroid (Naproxen, Diclofenac, Ibuprofen,..) được chỉ định kiểm soát triệu chứng do đau khớp bàn tay. Nhóm thuốc này giúp ngăn ngừa và kiểm soát mức độ viêm sưng khớp một cách hiệu quả.
- Tiêm cortisone: Với các trường hợp đau khớp bàn tay nặng, không thể kiểm soát được bằng thuốc uống, người bệnh được chỉ định tiêm cortisone vào khớp, việc này sẽ giúp hỗ trợ giảm đau, tiêu viêm một cách nhanh chóng và mạnh mẽ.
- Vật lý trị liệu: Người bị đau khớp bàn tay sẽ được các bác sĩ yêu cầu thêm tập vật lý trị liệu tùy theo tình trạng bệnh. Việc tập vật lý trị liệu sẽ giúp duy trì khả năng vận động, tăng sự linh hoạt cho khớp bàn tay, kiểm soát cơn đau, ổn định cấu trúc sụn khớp, tăng khả năng cầm nắm.
Lời khuyên từ chuyên gia khi bạn cảm thấy bản thân có các triệu chứng của bệnh đau khớp bàn tay đã kể trên, hãy đến bác sĩ để được thăm khám và xây dựng phác đồ điều trị phù hợp. Bên cạnh đó, nếu bạn muốn được tư vấn trực tiếp tại nhà và hoàn toàn miễn phí với chuyên viên Cango về các vấn đề xương khớp thì có thể liên hệ tới số hotline 0969138500.